Mô hình trồng nghệ vàng dược liệu - Hướng đi mới cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng - 11:46 29/03/2018

Chia sẻ facebook

Cây nghệ vàng có tên gọi khoa học là Curcuma longa L thuộc họ gừng (Zingiberaceae), ngoài ra còn có tên gọi khác là Khương Hoàng, Uất kim, Cohem, Co khản mỉn (Thái), Khinh lương (Tày), là loài cây thuốc dân gian quý được người Việt Nam sử dụng từ lâu đời mà còn là cây gia vị, cây thực phẩm.

Cây nghệ vàng rất dễ sinh trưởng và phát triển, có thể trồng riêng thành từng bãi, có thể trồng xen canh với nhiều loại cây khác như: cao su, thanh long, mía, cây ăn quả lâu năm khác....

Vài năm trở lại đây, giá mủ cao su xuống thấp, giá mía tụt giảm gây khó khăn cho bà con nông dân ở nhiều vùng như Thạch Thành, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Lang Chánh....Trước thực trạng trên một số địa phương đã chuyển đổi một số diện tích sản xuất mía kém hiệu quả sang phát triển cây dược liệu nghệ vàng, tiến hành trồng xen nghệ dưới tán cao su. Đến nay, cây dược liệu nghệ vàng đã khẳng định được giá trị kinh tế hàng hóa, mở ra hướng sản xuất mới giúp người dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Description: anh 1.jpg

Nghệ đang trong giai đoạn phát triển mạnh - Ảnh tại trang trại dược liệu ở Triệu Sơn - Thanh Hóa

Sau đây là quy trình hướng dẫn kỹ thuật trồng và chắm sóc cây nghệ vàng dược liệu:

1. Chọn đất: Đất trồng nghệ là đất cát pha, đất tơi xốp, lô đất cao, thoát nước

2.Chọn giống: Nghệ là loài sinh sản vô tính trồng bằng mầm củ

Chọn cây làm giống: là cây một năm trải qua hai giai đoạn: giai đoạn sinh trưởng ra củ và giai đoạn tàn lụi. Cây phải sinh trưởng và phát triển bình thường không bị nhiễm sâu bệnh, tách các nhánh tẻ để làm giống. Nghệ khi thu hoạch để cả khóm, cắt than cách củ 10-20cm. Cắt sạch rễ, phun chế phẩm sinh học. Xếp thành hang, để nơi thoáng, râm. Củ giống là củ bánh tẻ, không non quá và cũng không quá già, có từ 3-4 củ nhỏ, trọng lượng 0,20-0,25kg. Giống đựơc phun xử lý bằng chế phẩm sinh học. Lượng giống cho 1 ha là: 6.000kg (30.000gốc * 0,20kg).

3.Thời vụ trồng: Từ tháng 2 đến tháng 3 hàng năm

4.Cách trồng:

a. Làm đất:

Đất được cày bừa kĩ và mịn (nên cày 2 lần, bừa 3 lần sâu 28-32cm) sau đó phơi ải, làm sạch cỏ; Xử lý đất bằng chế phẩm sinh học, phun đều lên mặt; Lên luống cao 28-30cm, mặt luống rộng 1,0-1,2m, rãnh rộng 0,3m, bổ hốc sâu 10cm; Bón lót, phun chế phẩm sinh học

 b.Kỹ thuật trồng:

Trồng 2 hàng/luống, theo kiểu nanh sấu với khoảng cách 30*35cm, mật độ 35.000 gốc/ha; Đặt gốc giống nghiêng 450, hướng thân cây về phía mặt trời; Nhận chặt đất lấp hết phần củ từ 3-4cm; Tưới nước vừa đủ độ ẩm.

5.Phân bón và kỹ thuật bón phân:

Phân bón gồm:  Phân chuồng hoai mục; Phân vi sinh hữu cơ; Supe lân; Đạm urê; Kali

Cách bón phân:

- Bón lót: Phân lân đựơc ủ với phân chuồng ngay từ lúc đầu; Rắc đều lên rãnh sau đó phủ lớp đất mặt mỏng 2-5cm

- Bón thúc: lần 1 khi cây nghệ được 4-5 lá; lần 2 trong 7 tháng

6. Chăm sóc và quản lý đồng ruộng:

Sau khi trồng, cần thuờng xuyên giữ độ ẩm vừa phải trong suốt quá trình sinh trưởng của cây. Khi cây còn nhỏ, cần xới phá váng tạo điều kiện cho rễ củ phát triển tốt. Sau khi trồng 4-5 tháng, cây đã hình thành củ không nên xới xáo làm đứt rễ củ mà chỉ nên làm cỏ bằng tay.

7. Phòng trừ sâu bệnh:

Nghệ ít bị sâu bệnh phá hại vì khả năng chống chịu cao, đáng chú ý là bệnh thối củ khi bị úng nước, cần khơi rãnh thoát nước trong mùa mưa, đồng thời việc chọn giống, làm đất phải chú ý đúng mức.

8.Thu hoạch và bảo quản:

Thời gian thu hoạch từ khi lá ngả màu vàng, nhiều lá gốc đã khô đến hết thời gian tàn lụi, thường vào cuối tháng 12, khi cây mọc mầm thì ngừng thu hoạch.Tiến hành thu hoạch vào thời tiết nắng ráo đất khô, trước khi thu hoạch cắt bỏ toàn bộ thân lá trên mặt đất, cuốc từng khóm rũ sạch đất, có thể để ngoài ruộng vài hôm cho khô sau đó rũ sạch dễ dàng, cũng có thể dùng cày lật từng luống rồi nhặt củ, tránh gẫy và dập củ nghệ. Bảo quản nơi khô ráo, mát mẻ.

                                                                                                                                                                                      Nguyễn Hà