Mô hình trồng cà - 10:10 05/07/2018

Chia sẻ facebook

Cà là cây trồng truyền thống của nhiều địa phương, đã được nông dân thâm canh nhiều trở lại, bởi nó là cây dễ trồng, cho hiệu quả kinh tế khá cao trong những năm gần đây.

Song nhiều vùng trồng cà nông dân vẫn chưa biết cách giữ cho bền cây, sai quả vì bị nhiều sâu bệnh gây hại, nhất là bệnh chết rũ ở các vùng chuyên canh. Hiện đang là thời vụ chính trồng cà. Xin chia sẻ một số kinh nghiệm đúc rút được khi thâm canh cây trồng này như sau:

1. Thời vụ trồng

Cà (cà pháo, cà bát, cà dài) là cây ưa ánh sáng mạnh nên có thể trồng được quanh năm. Thời vụ tốt nhất để trồng là vụ Đông Xuân gieo tháng 11- 12 thu hoạch tháng 2 đến tháng 5 .

2. Giống

Người trồng có thể sử dụng các giống cà địa phương có năng suất cao, kháng bệnh tốt để trồng. Có nhiều loại nhưng tốt nhất nên chọn một số giống như: TN 81A. Cây khoẻ mạnh, chịu được bệnh tốt, mọc quanh năm, da trắng mịn màng, thịt dày, vị giác rất ngon. Thu hoạch đầu tiên ở 85-95 ngày sau khi gieo. Đặc biệt là cho thu hoạch dài hạn

3. Đất trồng

Cà có bộ rễ khỏe, ăn sâu, tán rộng, lá nhiều nên cần đất có tầng canh tác dày, giàu dinh dưỡng, dễ thoát nước... Tốt nhất nên chọn đất thịt nhẹ hoặc pha cát để trồng cà. Đất trồng được cày lật, phơi ải và được xử lý nấm bệnh và tuyến trùng trước khi trồng là tốt nhất.

            Chuẩn bị đất: Làm sạch cỏ – bón vôi – cày đất – phơi ải từ 7-10 ngày. Mục đích để giúp đất tơi xốp, tăng độ PH, diệt trừ sâu hại và nấm bệnh trong đất.

 Lên liếp (làm luống): - Đất phải cày bừa, băm nhỏ.
             - Mỗi liếp rộng 0,6-0,8m cao 20-30cm.
            - Tâm liếp này cách tâm liếp kia 1,2m.
            Bón lót: Đất thịt: Vôi + Lân văn điển + Phân hữu cơ + Thuốc trừ sâu  Basudin 10G hoặc Visa 5G 
             - Đất pha cát: Vôi + Super Lân + Phân hữu cơ + Thuốc trừ sâu  Basudin 10G hoặc Visa 5G
            => Cách bón: đánh rãnh – rãi phân – sau đó lấp đất.
            Phủ bạt: Bạt phủ nên chỏn loại có kích cỡ 1m
            - Dùng lạt tre cố định bạt để tránh gió quật làm bay bạt ành hưởng đến bộ rễ cây.
            Đục Lỗ: Có nhiều cách đục lỗ nhưng có 2 cách đơn giản và nhanh nhất.
            Cách 1: Dùng ống nhựa pvc phi 60 cắt hình bánh răng như kiểu líp xe đạp, khi cần đục lỗ chỉ cần dùng lực tộng mạnh trên xuống là ok.
            Cách 2: Dùng lon sữa pha cà phê phần trên cắt miệng, đáy thì lấy đinh đục lỗ xung quanh đáy lon,  bỏ than nóng và ít dầu hỏa vào lon đốt lửa cứ thế mà đục lỗ.
            Khoảng cách cây cách cây 80cm- 100cm

4. Làm giàn

- Đóng cọc tre cao 50-70 dọc theo tâm liếp, khoàng cách giữa các cọc là 3m. Sau đó dùng dây kẽm hoặc dây mũ kéo thành 2 hàng dọc theo tâm liếp, mục đích là để chống đổ ngã cây cà khi mưa nhiều và gió to.

5. Gieo ươm cây con và trồng

Hạt giống sau cất trữ hoặc khi mua về cần được ngâm nước ấm 540C trong 30 phút, tiếp tục ngâm nước sạch 1 ngày đêm để hạt hút no nước rồi mới đem gieo (vì hạt cà có vỏ dày). Tốt nhất nên làm vườn ươm có bón lót phân chuồng mục và NPK để gieo cây cà giống rồi mới nhổ cây con trồng ra ruộng sản xuất. Lượng hạt gieo 2 - 3g/m2 (150-180g/sào BB).

Khi cây có 1-2 lá thật thì tỉa bỏ cây xấu, giữ lại khoảng cách 2 - 3cm/cây. Cây cao 5 - 6cm tỉa lần hai giữ lại khoảng cách 5 - 6cm/cây. Sau mỗi lần tỉa cần xử lý nấm bệnh gây chết thắt thân hoặc thối rễ cây con, sau 2 ngày nữa thì tưới thúc phân hữu cơ pha loãng hoặc NPK (13-13-13+TE) với lượng 50-100g/thùng 20lít. Khi cây giống được 20-30 ngày tuổi thì nhổ đem trồng.

Cần huấn luyện cây con trước nhổ bằng cách ngừng tưới nước trước đó 4-5 ngày rồi tưới đẫm và nhổ cây. Để cây không bị nấm bệnh xâm hại rễ trước trồng nên nhúng rễ các cây con vào dung dịch thuốc trừ nấm đã pha. Lượng còn lại dùng để xử lý đất trồng.

Đất trồng cà cần được cày sâu, bừa kĩ, lên luống cao 25-30cm, rộng 1,4-1,5m. Luống được bố trí trồng hai hàng theo kiểu nanh sấu. Tùy theo các loại cà khác nhau mà bố trí mật độ sao cho phù hợp (50x 60cm hay 60x 80cm).

6. Chăm sóc, bón phân

Chăm sóc: Cà có bộ rễ ăn sâu và rộng lại cho thu quả kéo dài vì cà ra hoa đậu quả quanh năm nên việc chăm sóc sao cho cây đạt tiêu chuẩn khỏe mạnh là khâu then chốt để nâng cao hiệu quả khi trồng. Người trồng cà muốn có năng suất cao cần phải giữ cho cây vừa bền lại sai quả. Đồng nghĩa rằng chế độ dinh dưỡng cần phải được cân đối và hệ vi sinh vật trong đất trồng cà cần được cân bằng. Cho nên, trước khi trồng cà nông dân cần ưu tiên sử dụng các chế phẩm phân bón vi sinh hay các chế phẩm nấm đối kháng, cộng sinh để bổ sung vào luống đất trồng trong các giai đoạn (lót, thúc định kì). Tuyệt đối không nên lạm dụng phân bón, thuốc BVTV hóa học sẽ làm cây nhanh bị tàn lụi.

Bón phân: Lượng phân lót cho 1 sào Bắc Bộ (360m2) là 0,8 - 1 tấn phân chuồng hoặc 80 -100 kg phân hữu cơ vi sinh + 18 - 20kg NPK (16-16-8+TE.

* Lưu ý: Phân chuồng nếu có cần được trộn cùng chế phẩm nấm đối kháng hay nấm cộng sinh theo liều lượng khuyến cáo để bộ rễ cà được phát triển rộng dài và vi sinh vật có hại ít xâm nhập gây hại. Giữa các lần bón thúc phân nuôi cây và quả sau này cũng cần bổ sung một trong hai chế phẩm này vào vùng rễ cà để giữ cho cây khỏe.  

 Bón thúc:  Sau trồng 12-15 ngày, xới nhẹ mặt luống lần đầu, bón thúc 8-10kg NPK 13-13-13+TE/sào Bắc Bộ.

- Lần 2 vun xới cách lần 1 từ 15- 20 ngày kết hợp với bón phân NPK với loại và liều lượng như lần 1.

- Từ khi cây thu lứa quả đầu đến cuối vụ. Thời kì này cần bón phân định kì nhiều lần để giữ cho cây ra hoa, nuôi quả liên tục đảm bảo năng suất cà quả. Nên ưu tiên loại phân NPK 12-3-10 hoặc 12-5-10 hay 16-16-8, 13-13-13+TE với liều lượng khuyến cáo trên bao bì để thúc nuôi quả và cây.

Tưới nước: Cà là cây có tán rộng, cành lá rậm rạp lại liên tục ra hoa đậu quả nên cần được dưỡng ẩm thường xuyên. Độ ẩm đất không đủ sẽ làm cây ít hoa dễ bị rụng hoa, quả... Người trồng không nên để cà quá hạn rồi mới tưới nước sẽ làm cho rễ bị đứt vi sinh vật gây bệnh xâm nhập làm thối hỏng. Cần vun gốc để thúc rễ phát triển và giữ ẩm cho gốc cà, chống đổ ngã cho cây bằng cách dùng cọc chống.

Tỉa cành, lá: Cà có 7- 9 lá bắt đầu ra quả khi đó những nhánh dưới chùm hoa thứ nhất cần vặt bỏ. Ngoài ra khi cây phát tán ra hoa đậu quả cũng cần vặt bỏ bớt các lá già, lá mọc chen chúc trong tán. Việc làm này sẽ hạn chế cho cây bị rệp hại và bệnh hại thân lá. Tùy theo loại cà được trồng mà nông dân có thể để từ 2- 3 cành/cây.

7. Phòng trị sâu bệnh

Sâu hại: - Rầy xanh, sâu xanh, bọ xít xanh và một số loài rầy rệp khác. Thuốc trị Excell basa 50ND, Sarifos 585 ec
           - Bọ trĩ, nhện đỏ,rầy mềm . Regent 20wp, Tasieu 1.9 ec, Reasgent 3.6 ec, Confidor 100sl, Actara 25wp
            Nấm bệnh: - Chết nhanh, chết chậm, thối rễ, lỡ cổ rễ. Thuốc trị  Ridomil Gold 68WG , ALIETTE 800WG 
          - Héo rũ . Kasumin 2sl, Copper Zin C
          - Sương mai, tán thư, nấm hồng, rỉ sắt. Thuốc trị Antracol 70WP, Ridomil Gold 68WG. Kasuran 47WP, Vimonyl 72WP.
          - Đối với khâu phòng trị sâu bệnh bà con nên tập trung tiêu diệt khi cây con còn nhỏ để khi cây lớn sâu gây hại ít, vừa giảm công phun xịt vừa tiết kiệm tiền mua thuốc BVTV, quan trọng an toàn cho người tiêu dùng.

Làm Cỏ: - Mật độ cỏ ít thì bà con nên nhổ cỏ, Nếu cỏ quá nhiều thì nên dùng thuốc cháy như  Gfaxone 20SL , Power up 275sl. Bà con không nên sử dụng các loại thuốc như khai hoang, 2,4d. Khi phun thuốc nên chỉnh vòi phun áp xuất yếu để tránh văng vào cây trồng.


8. Thu hoạch

             -    Sau khi trồng 85-90 ngày cây bắt đầu cho thu hoạch.
             -    Kinh nghiệm: để kéo dài thời gian thu hoạch giai đoạn cây gần tàn bà con nên tăng cường phun phân bón lá hữu cơ rong biển canada 95%.

(Tài liệu này chỉ mang tính chất giới thiệu, khi triển khai thực hiện thực tế, các tổ chức, cá nhân nên tham khảo ý kiến chuyên gia và tài liệu khác)

                                                                          Hải Yến - Trung tâm Thông tin - Ứng dụng - Chuyển giao KH&CN