Sáng ngày 5/3/2022, đoàn công tác của
Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hợp với Sở Khoa học và Công
nghệ tỉnh Thanh Hoá đã triển khai nhiệm vụ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát
triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Sâm Báo huyện Vĩnh Lộc – Thanh Hóa.

Toàn cảnh
hội nghị.
Sở KH&CN Thanh Hóa giao Trung tâm Thông
tin - Ứng dụng – Chuyển giao KH&CN chủ trì tham gia phối hợp với Cục Sở hữu
trí tuệ triển khai thực hiện nhiệm vụ.
Theo đó, tại hội nghị, các chuyên gia đã trao đổi,
thảo luận các vấn đề liên quan đến bảo hộ, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Sâm Báo
của tỉnh Thanh Hóa như: Lịch sử, danh tiếng; Xác định tiêu chí đặc thù của Sâm
Báo so với các sản phẩm đối chứng, điều kiện tạo ra tiêu chí đặc thù, khu vực
địa lý dự kiến bảo hộ; Công tác quy hoạch, quy trình canh tác, chế biến và sự
tham gia của doanh nghiệp, người dân vào chuỗi giá trị phát triển sản phẩm Sâm
Báo; Thẩm định, bố trí kinh phí đối ứng của địa phương thực hiện nhiệm vụ đăng
ký bảo hộ, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Sâm Báo, tỉnh
Thanh Hóa.
Được biết, cây Sâm Báo thuộc họ bông,
được phát hiện mọc ở vùng núi thấp, trên núi Báo, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc
(nên được gọi là Sâm Báo). Đây là một trong những cây thuốc quý hiếm, có tiềm
năng phát triển thành nguồn dược liệu quý, mang lại giá trị kinh tế cao cho
ngành nông nghiệp, y dược, là đặc sản nổi tiếng của xứ Thanh. Từ xa xưa các
triều đại phong kiến đã nhận xét Sâm Báo là “Đại Việt đệ nhất danh Sâm”.

Ông Trịnh Văn Súy, Phó Giám đốc Sở KH&CN phát biểu tại hội
nghị.
Nhận thấy những giá trị và lợi ích của cây Sâm
Báo, UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt và cho triển khai thực hiện Dự án “Ứng
dụng tiến bộ khoa học - công nghệ xây dựng mô hình sản xuất Sâm Báo gắn với
chuỗi giá trị tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa”, giao Công ty CP Dược liệu
Triệu Sơn (trực thuộc Tập đoàn Triso Group) triển khai thực hiện. Trong thời
gian từ tháng 2/2019 đến nay dự án đã triển khai xây dựng mô hình sản xuất hạt
giống Sâm Báo tại thôn Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng; xây dựng mô hình trồng Sâm
Báo thương phẩm quy mô 10 ha.Theo thống kê, đến thời điểm này trên địa bàn
huyện Vĩnh Lộc đã trồng gần 30 ha cây Sâm Báo. Năm 2022 toàn huyện dự kiến
trống 31 ha. Về quy hoạch đến năm 2025, toàn huyện xây dựng vùng trồng Sâm Báo
với tổng diện tích là 200 ha (gồm xã Vĩnh Hùng 75ha, xã Vĩnh Hưng 42ha, xã Minh
Tân 32ha, xã Vĩnh Hòa 19ha, xã Vĩnh Long 25ha, Thị trấn Vĩnh Lộc 7 ha).

Đoàn
khảo sát thực địa vùng trồng Sâm Báo tại xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc.
Dự án được
đánh giá đã vận hành ổn định với diện tích ngày càng mở rộng, Sâm Báo phát
triển tốt, cho thành phẩm đạt chất lượng cao. Kết quả dự án là tiền đề nâng cao
uy tín của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước, nâng cao hiệu quả
trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh.
Có thể thấy, với xu thế hội nhập, nền kinh tế thị
trường ngày càng đòi hỏi các sản phẩm ngoài việc phải có chất lượng cao, giá cả
hợp lý, thì việc phải có thương hiệu và kiểm soát được nguồn gốc xuất xứ, vùng
trồng là một yêu cầu tất yếu, vì vậy việc tạo lập, quản lý chỉ dẫn địa lý sản
phẩm Sâm Báo huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa là vô cùng cần thiết và cấp bách.
Mai Hương - Trung tâm TTUDCG KH&CN