Tin tức » Công nghệ mới - Thiết bị mới

“Bể xử lý rác hiếu khí tích hợp” là giải pháp hữu ích của GS.TS Nguyễn Văn Cách và PGS.TS Trần Liên Hà cùng các cộng tác viên đến từ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội nghiên cứu thành công. Giải pháp trên vừa có khả năng thông khí, cung cấp oxy cho bể rác ủ hiếu khí, vừa có khả năng thu gom được toàn bộ khí thải thoát ra từ bể rác ủ trong quá trình xử lý rác, đồng thời có thể tách phân ly được nước rỉ rác khỏi bể rác ủ và cải thiện cường độ bay hơi thoát ẩm vật liệu rác ủ.
Tiếng Việt là một trong những ngôn ngữ khó học, khó phát âm nhất trên thế giới. Bởi lẽ đó, việc xây dựng nên những phần mềm, giải pháp chuyển đổi giọng nói tiếng Việt sang văn bản vẫn được xem là một thử thách không nhỏ đối với ngay cả những tập đoàn hàng đầu thế giới như Google, Microsoft, Apple… khi bước chân vào thị trường Việt Nam.
“Giải pháp tạo khuôn phân tử cho cảm biến sinh học” là sản phẩm của PGS.TS Trương Thị Ngọc Liên cùng nhóm công tác viên đến từ Viện Vật lý Kỹ thuật thuộc Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tạo được quy trình chế tạo đầu thu nhân tạo dành cho cảm biến sinh học từ khuôn polyme, cho phép thay thế các cảm biến sử dụng phân tử tự nhiên đắt tiền.
“Chế phẩm sinh học xử lý rác thải nhựa” là sản phẩm được PGS.TS Đặng Thị Cẩm Hà cùng nhóm các cộng sự thuộc Viện Công nghệ sinh học nghiên cứu thành công. Sản phẩm không chỉ thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy của các loại rác nhựa phân hủy sinh học mà cả quá trình ủ compost từ một số loại rác hữu cơ với chất lượng đầu ra “giống như được khử trùng” - có thể dùng vào việc cải tạo đất một cách bền vững..
“Thiết bị phát điện dùng năng lượng sóng biển” là giải pháp hữu ích được tác giả Nguyễn Bình Khánh cùng nhóm nghiên cứu đến từ Viện Khoa học năng lượng thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu, thiết kế thành công. Thiết bị này phát điện từ sóng biển phù hợp với chế độ sóng biển của Việt Nam.
“Hệ thống thoát nước bằng tổ hợp thoát nước song song” là giải pháp hữu ích của tác giả Lê Văn Hào cùng các công sự đến từ Trung tâm mô phỏng công nghệ và Phát triển sản phẩm thuộc Viện ngiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ nghiên cứu thành công. Hệ thống này phù hợp với công trình chống ngập vùng thấp trũng nằm trong khu vực nội thành của thành phố nơi có không gian và mặt bằng thi công bị hạn chế.
“Quy trình xử lý nước thải bằng nano” là giải pháp hữu ích được tác giả Đại tá Thiều Quốc Hân, Phó giám đốc Viện KH&CN quân sự thuộc Bộ Quốc Phòng phối hợp cùng các nhà nghiên cứu đến từ Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam và Học Viện Kỹ thuật Quân sự nghiên cứu thành công. Giải pháp này xử lý nước thải bằng vật liệu nano kim loại hóa trị 0 trên nền nano sắt (một tổ hợp gồm nhiều nano kim loại hóa trị 0, thành phần chính là nano sắt và một số nano kim loại khác), có thể xử lý nhiều chất hữu cơ độc hại và kim loại nặng cùng lúc, dễ dàng vận hành và tiết kiệm chi phí hơn so với các phương pháp truyền thống.
“ Chế phẩm vi sinh tạo màng sinh học” là một giải pháp hữu ích được TS. Lê Thị Nhị Công cùng nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Viện công nghệ sinh học, Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam nghiên cứu thành công. Đây là một trong những quy trình hiệu quả, chi phí thấp trong các cách xử lý nước bị nhiễm dầu bằng phân hủy sinh học. Việc làm chủ công nghệ và sử dụng ngay chính các vi sinh vật bản địa ở Việt Nam sẽ giúp chúng ta chủ động về sản phẩm và công nghệ để ứng phó với các sự cố ô nhiễm môi trường.
Trang trướcTrang sau