Kỹ thuật trồng dưa chuột bằng chế phẩm sinh học - 15:59 10/06/2019

Chia sẻ facebook

Khi sử dụng chế phẩm sinh học cho cây dưa chuột sẽ giúp cây trồng thúc đẩy bộ rễ phát triển, thân lá to khỏe. Tăng khả năng nảy mầm của hạt, Tăng cường khả năng quang hợp, tăng cường khả năng miễn dịch đối với các loại sâu bệnh, tăng số lứa thu hái, chất lượng tốt giảm được lượng thuốc BVTV sử dụng, giảm 30 – 50% các loại phân bón các loại, tăng sản lượng từ 20 - 30%.

Dưới đây, xin giới thiệu một số phương pháp trồng dưa chuột bằng chế phẩm sinh học để bà con tham khảo:


1.      Xử lý đất

Sau khi làm đất và lên luống xong, dùng 5ml chế phẩm sinh học pha với 10 lít nước phun đều 1 lượt lên luống, sau 1 - 2 ngày mới xuống giống. Phun ở thời kỳ này sẽ làm cho đất tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng, tạo điều kiện thúc đẩy rễ của cây con phát triển sau khi trồng. Đặc biệt các chủng vi sinh vật có ích trong chế phẩm sinh học sẽ ức chế những chủng nấm, vi rút và vi khuẩn gây bệnh đối với cây dưa hấu như bệnh héo rũ vi khuẩn, bệnh chạy dây, thối thân, đốm lá…

      2. Giai đoạn ngâm hạt giống: Dùng 2 ml SP, pha với 4 lít nước rồi ngâm cho khoảng 1 kg hạt giống từ 30 - 45 phút, trước khi đem gieo. Tác dụng, kích thích khả năng nảy mầm của hạt giống.
      3. Sau trồng 10 - 15 ngày: Sau khi cây bén rễ và hồi xanh. Dùng 140 ml SP pha với 420 lít nước. Phun đều cho 01 lượt lên lá. Giúp cây nhanh chóng bén rễ và hồi xanh, kích thích bộ rễ phát triển.
      4.  Trước khi cây ra hoa: Khi cây đạt được 5 - 6 lá thật. Dùng 140 ml SP pha với 280 lít nước. Phun đều cho 01 lượt lên lá. Thúc đẩy bộ rễ phát triển, thân lá to dày, tăng cường khả năng quang hợp, tích lũy dinh dưỡng cho cây.

     5. Thời kỳ quả nhỏ: Dùng 140 ml SP pha với 420 lít nước. Phun đều cho 01 lượt lên lá. Giúp quả lớn nhanh, màu sắc đẹp, chất lượng quả được tăng lên.

    6. Sau thời kỳ thu hái: Cây dưa chuột sau khi trồng khoảng 60 - 80 ngày, tùy theo giống cây trồng và điều kiện chăm sóc thì dưa cho thu trái. Thu hoạch dưa chuột tốt nhất là vào buổi sáng sớm khi nhiệt độ vẫn còn mát mẻ. 

      Cứ sau 2 lần thu hái. Dùng 140 ml SP pha với 420 lít nước phun đều 1 lượt lên lá. Sau từng đợt thu trái nên bón kali và đạm 2 tuần 1 lần để cung cấp dinh dưỡng cho cây nuôi trái cho lứa tiếp theo.          

  *Một số lưu ý trước khi sử dụng chế phẩm sinh học trong qua strinhf trồng cây dưa chuột:

     – Trước khi phun chế phẩm sinh học lên  cây dưa chuột, cần lắc đều chai chế phẩm. Dung dịch đã pha trộn không để vượt quá 48h. Bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp

     – Dùng bình sạch, bình chuyên dùng để phun chế phẩm sinh học, không phun chung với bình phun thuốc bảo vệ thực vật hoặc thuốc trừ cỏ.

    – Phun chế phẩm dưới dạng sương mù, phun đều 01 lượt, không phun đi phun lại nhiều lượt. Phun trong vòng 5h nếu gặp trời mưa cần phải phun bổ sung.

     – Thời gian phun tốt nhất là trước 9h sáng hoặc sau 16h chiều, không phun chế phẩm lúc cây đang ra hoa và thụ phấn (chỉ phun sau 16h).

     – Đối với cây trồng mang bệnh cần dùng thuốc đặc trị để chữa trị, sau khi khỏi bệnh từ 3 – 5 ngày mới được sử dụng chế phẩm.

     – Cần tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng đồng thời kết hợp với quy trình bón phân hợp lý.

Việc ứng dụng chế phẩm sinh học trên dưa chuột không những tạo ra dòng sản phẩm sạch và an toàn mà còn giúp cho nhà nông tiết kiệm được chi phí và gia tăng được năng suất chất lượng sản phẩm.

(Tài liệu này chỉ mang tính chất giới thiệu, khi triển khai thực tế, các tổ chức, cá nhân nên tham khảo ý kiến chuyên gia và tài liệu khác).

                                                                                  Hải Yến (Phòng Thông tin KH&CN)