Ngày 31/3/2022, Phó Thủ
tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ký ban hành Quyết định số 411/QĐ-TTg phê duyệt
Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng
đến năm 2030. Theo đó, Bộ Khoa học và Công nghệ được giao phụ trách mảng nhiệm
vụ nghiên cứu và phát triển kinh tế số và xã hội số, và có trách nhiệm cùng các
bộ, ngành khác thực hiện 7 nhiệm vụ quan trọng.
Quan
điểm của Chiến lược nêu rõ bối cảnh hiện nay là thời cơ mà Việt Nam cần nhanh
chóng nắm bắt, hành động mạnh mẽ để phát triển kinh tế số và xã hội số, phát
triển thêm các ngành nghề kinh doanh mới, mở ra các thị trường mới và tạo thêm
nhiều nhu cầu việc làm mới, từ đó bứt phá vươn lên thay đổi thứ hạng quốc gia.
Thể chế, hạ tầng, nhân lực, người dân, doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng cho
phát triển kinh tế số và xã hội số. Công nghệ số và dữ liệu số thấm sâu một
cách tự nhiên mặc định vào mọi mặt sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời
sống của người dân. Đồng thời phải giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong
phát triển kinh tế số và xã hội số.
Về
Tầm nhìn Chiến lược, phát triển số với việc tạo tăng trưởng dựa trên yếu tố đầu
vào là công nghệ số và dữ liệu số, trở thành một trong những phương thức phát
triển chủ đạo mới để Việt Nam phát triển nhanh, bền vững, bao trùm, thích ứng
và kiên cường trước các thách thức trong thế giới nhiều biến động khó dự báo
trước. Phát triển kinh tế số giúp người dân giàu có hơn, góp phần đưa Việt Nam
vượt qua mức thu nhập trung bình thấp vào năm 2025, đạt mức thu nhập trung bình
cao vào năm 2030 và đạt mức thu nhập cao vào năm 2045. Phát triển xã hội số
giúp người dân hạnh phúc hơn, tham gia các hoạt động xã hội toàn diện hơn, thụ
hưởng các chính sách an sinh xã hội thuận lợi hơn, góp phần đưa Việt Nam trở
thành quốc gia số an toàn, nhân văn và rộng khắp.
Mục tiêu phát triển kinh tế số
Kinh
tế số là hoạt động kinh tế sử dụng công nghệ số và dữ liệu số làm yếu tố đầu
vào chính, sử dụng môi trường số làm không gian hoạt động chính, sử dụng công
nghệ thông tin - viễn thông để tăng năng suất lao động, đổi mới mô hình kinh
doanh và tối ưu hóa cấu trúc nền kinh tế.
Kinh
tế số bao gồm: Kinh tế số ICT là công nghiệp công nghệ thông tin và dịch vụ
viễn thông; kinh tế số nền tảng là hoạt động kinh tế của các nền tảng số, các
hệ thống trực tuyến kết nối giữa cung và cầu và các dịch vụ trực tuyến trên
mạng; kinh tế số ngành là hoạt động kinh tế số trong các ngành, lĩnh vực.
Phát
triển kinh tế số ICT với trọng tâm là doanh nghiệp, sản phẩm công nghệ số Make
in Việt Nam, hài hòa với thu hút FDI có chọn lọc, gia tăng hàm lượng xuất khẩu.
Phát
triển kinh tế số nền tảng với trọng tâm là các nền tảng số quốc gia, là động
lực thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực.
Phát
triển kinh tế số ngành với trọng tâm là ưu tiên đưa vào sử dụng các nền tảng số
dùng chung, thống nhất trong từng ngành, lĩnh vực.
Mục tiêu cơ bản đến năm 2025:
-
Tỷ trọng kinh tế số đạt 20% GDP;
-
Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%;
-
Tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 10%;
-
Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt trên 80%;
-
Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 50%;
-
Tỷ lệ nhân lực lao động kinh tế số trong lực lượng lao động đạt trên 2%.
Mục tiêu cơ bản đến năm 2030:
-
Tỷ trọng kinh tế số đạt 30% GDP;
-
Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%;
-
Tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 20%;
-
Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng nền tảng hợp đồng điện tử đạt 100%;
-
Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 70%;
-
Tỷ lệ nhân lực lao động kinh tế số trong lực lượng lao động đạt trên 3%.
Mục tiêu phát triển xã hội số
Xã
hội số là xã hội tích hợp công nghệ số một cách tự nhiên và mặc định vào mọi
mặt đời sống, người dân được kết nối, có khả năng tương tác và thành thạo kỹ
năng số để sử dụng các dịch vụ số, từ đó, hình thành các mối quan hệ mới trong
môi trường số, hình thành thói quen số và văn hóa số.
Các
đặc trưng cơ bản của xã hội số bao gồm: Công dân số, kết nối số và văn hóa số.
Công dân số được đặc trưng bởi danh tính số, phương tiện số, kỹ năng số và tài
khoản số. Kết nối số được đặc trưng bởi khả năng kết nối mạng của người dân,
bao gồm tỷ lệ dân được phủ mạng cáp quang, mạng di động băng rộng và tỷ lệ
người dùng Internet. Văn hóa số được đặc trưng bởi mức độ sử dụng dịch vụ công
trực tuyến, mức độ sử dụng dịch vụ số trên mạng, mức độ sử dụng các dịch vụ y
tế số, giáo dục số của người dân. Phát triển xã hội số đi đôi với tạo dựng các
giá trị văn hóa phù hợp với thời đại số, tạo điều kiện cho mọi người tiếp cận,
tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa thế giới, làm giàu đời sống tinh thần
của người Việt Nam. Phát huy sự sáng tạo của người dân trong xã hội số, đồng
thời, bảo vệ người dân trước các mối nguy cơ, đe dọa trong xã hội số.
Mục tiêu cơ bản đến năm 2025:
-
Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 80%;
-
Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng
hoặc tổ chức được phép khác đạt 80%;
-
Tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân đạt trên
50%;
-
Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản đạt trên
70%;
-
Tỷ lệ hộ gia đình được phủ mạng Internet băng rộng cáp quang đạt 80%;
-
Tỷ lệ người dân kết nối mạng được bảo vệ ở mức cơ bản đạt trên 70%;
-
Tỷ lệ dân số trưởng thành có sử dụng dịch vụ công trực tuyến đạt trên 50%;
-
Tỷ lệ dân số trưởng thành dùng dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến, khám chữa
bệnh từ xa đạt trên 30%;
-
Tỷ lệ người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử đạt 90%;
-
Tỷ lệ các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, giáo dục nghề nghiệp hoàn thiện được
mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt
80%;
-
Tỷ lệ các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông hoàn thiện được mô
hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt
70%.
Mục
tiêu cơ bản đến năm 2030:
-
Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 95%;
-
Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng
hoặc tổ chức được phép khác đạt trên 95%;
-
Tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân đạt trên
70%;
-
Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản đạt trên
80%;
-
Tỷ lệ hộ gia đình được phủ mạng Internet băng rộng cáp quang đạt 100%;
-
Tỷ lệ người dân kết nối mạng được bảo vệ ở mức cơ bản đạt trên 80%.
-
Tỷ lệ dân số trưởng thành dùng dịch vụ công trực tuyến đạt trên 70%;
-
Tỷ lệ dân số trưởng thành dùng dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến, khám chữa
bệnh từ xa đạt trên 50%;
-
Tỷ lệ người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử đạt trên 95%;
-
Tỷ lệ các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, giáo dục nghề nghiệp hoàn thiện được
mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt
100%;
-
Tỷ lệ các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông hoàn thiện được mô
hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt
95%.
Phát triển nền móng kinh tế số và xã hội số
Chiến
lược xác định thể chế, hạ tầng, nền tảng số, dữ liệu số, an toàn thông tin mạng
và an ninh mạng, nhân lực số, kỹ năng số, công dân số và văn hóa số, doanh
nghiệp số, thanh toán số đóng vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế số
và xã hội số.
Phát triển kinh tế số và xã hội số ngành, lĩnh vực
Phát
triển kinh tế số và xã hội số toàn diện trong tất cả các ngành, lĩnh vực và tập
trung phát triển một số ngành, lĩnh vực trọng điểm, cụ thể như sau: Nông nghiệp
và nông thôn; Y tế; Giáo dục và Đào tạo; Lao động, việc làm và an sinh xã hội;
Thương mại, công nghiệp và năng lượng; Du lịch; Tài nguyên và Môi trường; và
một số ngành, lĩnh vực khác.
Giải pháp
Chiến
lược nêu ra các 16 nhóm nhiệm vụ và 8 nhóm giải pháp để đưa công nghệ số và dữ
liệu số thấm sâu một cách tự nhiên mặc định vào mọi mặt sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp và đời sống của người dân.
Giải pháp về nghiên cứu và phát triển
Trong
số nhiều biện pháp cần được áp dụng, khoa học và công nghệ được coi là giải pháp
quan trọng để thực hiện thành công chiến lược. Trên cơ sở đó, Bộ Khoa học và
Công nghệ được giao phụ trách mảng nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển kinh tế số
và xã hội số và có trách nhiệm cùng các bộ, ngành khác thực hiện 7 nhiệm vụ
quan trọng: 1) Thúc đẩy nghiên cứu, phát triển, ứng dụng các công nghệ số mới,
kết hợp với các công nghệ mở, mã nguồn mở để phát triển các nền tảng số quốc
gia, nền tảng số ngành; 2) Xây dựng và triển khai các chương trình nghiên cứu,
ứng dụng các công nghệ số mới để tạo ra những nền tảng, sản phẩm, dịch vụ số
mang đặc thù Việt Nam; 3) Tổ chức tìm kiếm, có chính sách chiêu mộ những chuyên
gia hàng đầu về công nghệ số mới, công nghệ lõi, nền tảng số ở trong nước và
nước ngoài về Việt Nam, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo về kinh tế số, đặc biệt
là kinh tế số nền tảng và kinh doanh trực tuyến trên toàn quốc; 4) Rà soát, sửa
đổi quy định, chính sách để khuyến khích doanh nghiệp trích lập 10% thu nhập
tính thuế cho Quỹ KH&CN của doanh nghiệp, đồng thời được phép sử dụng Quỹ
này để thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số doanh nghiệp; 5) Xây dựng các khu
nghiên cứu phát triển, thử nghiệm, ươm tạo, hỗ trợ khởi nghiệp phát triển kinh
tế số; 6) Đầu tư nghiên cứu, xây dựng và chuyển giao các mô hình kinh doanh
mới, mô hình mẫu về chuyển đổi số, kinh tế số; 7) Thúc đẩy các doanh nghiệp đầu
tư nghiên cứu, xây dựng các nền tảng số chuyên ngành, hỗ trợ chuyển giao cho
các đối tác cùng ứng dụng, kết nối, chia sẻ, dẫn dắt chuyển đổi số chuỗi cung
ứng, phối hợp đa ngành để thiết lập nền tảng chuyển đổi số, kiến tạo hệ sinh
thái mới.
Bộ
Thông tin và Truyền thông được giao chủ trì tổ chức triển khai Chiến lược;
hướng dẫn, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện Chiến lược; chủ
trì thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số, nền tảng số quốc gia và kinh
tế nền tảng; đồng thời kiểm tra, giám sát, định kỳ hằng năm tổng hợp, báo cáo
Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện Chiến lược.
Đàm Tuyết (Nguồn: Bộ khoa học và Công nghệ)