KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC DƯA LÊ SIÊU NGỌT - 14:20 27/04/2016

Chia sẻ facebook

Dưa lê siêu ngọt là loại quả có giá bán cao, có thể trồng quanh năm, nhưng thích hợp trong vụ xuân hè. Thời gian sinh trưởng 50 – 60 ngày, sinh trưởng tốt trong điều kiện 16 -280C, trời thiếu nắng, âm u kéo dài thì tỷ lệ đậu quả thấp, chất lượng quả giảm.

Với những lợi thế đó, hiện nay giống dưa lê siêu ngọt đã được nông dân các vùng quan tâm và áp dụng vào trong sản xuất. Qua thực tế theo dõi một số mô hình dưa lê siêu ngọt ở các vụ trong những năm gần đây, xin trao đổi một số kinh nghiệm để đạt hiệu quả khi thâm canh cây trồng này vụ xuân hè.

Bước 1: Yêu cầu ngoại cảnh

 Chọn giống: Nên lựa chọn các giống dưa lê F1 siêu ngọt có những đặc điểm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng hiện nay là: Dưa có kích thước quả vừa phải, độ ngọt cao, vỏ xanh da đá hoặc trắng, cứng, cùi dày, ít hạt, vị thơm đặc trưng… Một số giống dưa lê siêu ngọt phổ biến hiện nay là: Ngân Huy, Thanh lê, NS-333, Hồng Ngọc…

 Nhiệt độ và nước:Nhiệt độ thích hợp 25 – 330C, phạm vi tối thích tương đối rộng cho nên có thể gieo trồng ở hầu hết các tháng trong năm trừ những ngày giá rét (<150C). Độ ẩm đất thích hợp 75 – 80%.

 Ánh sáng: Cũng như các loại dưa lê khác, khi trời âm u, ít ánh sáng, lại có mưa phùn thì cây con ( 2- 3 lá) dễ bị mắc bênh thối nhũn, lở cổ rễ. Cây dưa cũng phát triển kém trong điều kiện ánh sáng yếu, nhiệt độ cao, đặc biệt giảm khả năng đậu trái và chất lượng quả kém.

 Đất và dinh dưỡng:Dưa lê siêu ngọt ưa đất thịt nhẹ và cát pha nhất là đất phù sa, đất cát pha và thịt nhẹ vừa thoát nước tốt, giữ được dinh dưỡng vừa điều hoà được nhiệt độ đất, thúc đẩy quá trình phát dục giúp dưa nhanh có quả, màu sắc đẹp và chất lượng ngon.
Dưa lê không cần luân canh triệt để như dưa hấu, nhưng trồng liên tục trên một mảnh đất cũng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng vì thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết và bị phá hoại bởi mầm mống sâu bệnh còn lại trong đất, tàn dư thực vật vụ trước.
       Bước 2: Kỹ thuật trồng

Thời vụ trồng: Có thể trồng từ tháng 2 đến tháng 9 âm lịch, dưa thích hợp khí hậu ấm áp, nhiệt độ sinh trưởng khoảng 25-300C, không thích hợp vào mùa lạnh có sương mù. Kỵ liên canh, nên luân canh với cây lúa, ngô, gối vụ càng lâu càng tốt.

Ngâm ủ, ươm cây: Ngâm hạt trong nước sạch 2 giờ, nhiệt độ thích hợp tốt nhất cho nảy mầm là 28-320C, sau đó cho vào khăn ẩm ủ khoảng 24 – 36 giờ hạt nẩy mầm. Ươm cây trong khay ươm với thời gian 10-14 ngày, khi cây xuất hiện lá thật thứ 2 thì tiến hành trồng.

Hạt giống ngâm nước sạch trong 4 giờ, sau đó ủ 24 giờ, khi hạt nẩy mầm thì gieo vào bầu đất 1 hạt/bầu. Sau khi gieo từ 8 - 10 ngày, khi cây có 1 - 2 lá thật thì có thể đem trồng.

Mật độ và khoảng cách:Nếu trồng giàn thì lượng giống từ 1 - 1,2kg/ha. Cây cách cây 0,5cm, hàng cách hàng 1,5m. Trồng hàng đôi, mật độ cây 25.000 cây/ha. Còn trồng bò trên mặt đất, lượng giống từ 400 - 500 gram/ha. Cây cách cây 0,5cm, hàng cách hàng 4m. Trồng hàng đôi, mật độ cây từ 9.000 – 10.000 cây/ha.

Làm đất, lên luống: Đất cày bừa kỹ, làm sạch cỏ dại. Xử lý đất trồng bằng vôi tả (30- 40kg/sào) hoặc chế phẩm nấm đối kháng Trichodecma. Lên luống rộng 1,8-2m cả rãnh, cao 25-30cm, rãnh rộng 30-35cm. Luống thoải dần về hai bên mép. Nên dùng màng phủ chuyên dùng cho rau màu với dưa lê xuân hè.

Bước 2: Chăm sóc và thu hoạch

Bón phân: Lượng phân bón cho 1 sào khoảng 300kg phân chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh thay thế( 30kg) + 7- 8kg u rê + 10-12kg kali + 25-30 kg supe lân.

Bón lót toàn bộ phân chuồng và 3kg u rê + 3 kg kali vào rạch cách gốc dưa 20cm.

 Bón thúc lần 1 kết hợp với vun xới sau trồng 15- 20 ngày: Bón 2kg đạm + 2 kg kali.

Bón thúc lần 2: Khi có hoa cái nở, bón 2kg đạm + 2 kg kali.

Bón thúc lần 3: Sau trồng 40- 45 ngày, bón hết lượng phân còn lại.

 Lưu ýTrước lần bón thúc đợt 1 có thể tưới nhử cho cây dưa non bằng 0,5 kg u rê + 1kg supe lân kết hợp với phun phân vi lượng qua lá. Tốt nhất nên sử dụng phân bón chuyên dùng cho dưa để bổ sung dinh dưỡng cho dưa kịp thời.

Bấm ngọn, tỉa nhánh, để trái, tưới nước:

+ Cây cho trái chủ yếu trên nhánh cháu, cây được 5-6 lá thật bắt đầu bấm ngọn thúc đẩy nhánh con phát triển, đồng thời chọn để laị 3-4 nhánh con to khỏe nhất, nhánh con được 15-16 lá tiến hành bấm ngọn thúc đẩy nhánh cháu phát triển, bấm bỏ chèo nhánh từ gốc đến lá thứ 4 chọn quả từ nhánh cháu thứ 5 trở đi, nhánh cháu để quả giữa lại 2 lá rồi bấm ngọn để tập trung dinh dưỡng nuôi quả. Mỗi cây để 7-10 quả, không nên để quả quá nhiều.

+ Việc tỉa nhánh, bấm ngọn, để quả nên thực hiện vào buổi sáng tránh tạo cơ hội cho mầm mống bệnh xâm nhập qua vết thương.

+ Từ khi xuống cây đến chuẩn bị ra hoa tưới nước vừa đủ để cây không phát triển quá mạnh. Cây chuẩn bị ra hoa cần giảm lượng nước để cây dễ đậu quả. Cây nở hoa 5-7 ngày nên duy trì lượng nước tưới đến khi chuẩn bị thu hoạch 10 ngày, giảm lượng nước tưới để đảm bảo chất lượng dưa.

Cách phòng trừ sâu bệnh

+ Sâu hại: Bọ trĩ: Dùng tau- Fluvalinate25%Ec (marvik) nồng độ 3000, Bendiocard 50%Wp( Garvox, Multamet).

 + Bệnh hại: Bệnh chảy nhựa thân: Phun hoặc tưới vào gốc Benlate, Copperb23%, Ridomil,Aliette 80Wp.

- Bệnh thối gốc nở cổ dễ: Bón vôi luân canh với cây trồng, phun phòng định kỳ bằng Topsin, Ridomil..

- Bệnh sương mai: Luân phiên phun 5-7 ngày /lần bằng các loại thuốc Ridomil MZ nồng độ 400, Metiran 80% nồng độ 500.

- Bệnh phấn trắng: Có thể phun Benlate 0,01%, Topsin 0,1%, Anvil….

- Bệnh than thư: Dùng Antrcol 70wp phun 7-10ngày/lần, Zineb.

8. Thu hoạch

- Trong quá trình chăm sóc nên che quả dưa bằng lá để quả dưa không bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp làm mất màu tự nhiên và xuất hiện nhiều vân xanh. 


- Dưa lê khi chín có mùi thơm hấp dẫn, nếu côn trùng đến phá cần phải kê kích quả ngay từ khi quả còn xanh.

- Từ lúc trồng đến khi thu hoạch khoảng 60 ngày, từ lúc hoa cái tàn đến khi quả chín khoảng 30 – 35 ngày, lúc này quả dưa có màu trắng sáng (bạch lê).Thời gian cho thu hoạch rộ khoảng 25 – 30 ngày. Thu hoạch dưa xong nên xếp dưa ở nơi thoáng mát khoảng 1 – 2 ngày để tăng phẩm chất và hương vị dưa lê.

 

Dưa lê nhanh cho thu hoạch khoảng 60 ngày

 (Tài liệu này chỉ mang tính chất giới thiệu, khi triển khai thực hiện thực tế, các tổ chức, cá nhân nên tham khảo thêm ý kiến chuyên gia và tài liệu khác)